Chú Tư Giản: Chủ trọ đáng yêu nhất mùa dịch tại HCM

Nếu bạn hỏi ai là người có trái tim nhất hậu nhất thì chắc đó là chú Tư Giản. Trong suốt mùa dịch, việc làm ăn kinh doanh không mấy khởi sắc. Đã có rất nhiều người phải rời thành phố để về quê vì không đủ chi phí trả tiền trọ. Hiểu được nỗi lòng của người con xa xứ, chú đã miễn phí toàn bộ tiền trọ. Không chỉ vậy, chỉ còn đến phát cho mỗi hộ 200 nghìn đồng để có miếng ăn qua ngày. Đây là một hành động xuất phát từ trái tim cực kỳ hiếm thấy. Bởi hầu hết chủ trọ đều giữ nguyên mức giá trị, thậm chí sẵn sàng thu lại nhà trọ nếu không trả được tiền thuê. Thế nhưng chú Giản lại không làm như thế.

Chú Tư Giản là người chủ trọ “lạ” nhất Sài Gòn

Chú Tư Giản đã không thể kiềm nén nước mắt vì hoàn cảnh của những người con xa nhà
Chú Tư Giản đã không thể kiềm nén nước mắt vì hoàn cảnh của những người con xa nhà

Tìm đến khu trọ trong hẻm 147 đường Lê Đình Cẩn (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TP.HCM) để gặp ông Lê Tuấn Giản (78 tuổi, thường được gọi là chú Tư) – vị chủ trọ “tánh lạ”. Không chỉ miễn phí tiền nhà suốt những tháng giãn cách mà còn tặng thêm tiền cho người khó khăn. Thấy người lạ hỏi thăm về chủ trọ tốt bụng, một người dân ở đầu hẻm hồ hởi chỉ đường: “Tìm nhà chú Tư Giản đúng không, đi thêm một đoạn là tới, nhà chú cạnh hàng tạp hóa kia kìa. Đấy là ‘chủ trọ nhà người ta’, chú Tư giúp nhiều người trong xóm này lắm”.

Khu trọ của chú Tư có 15 phòng cho thuê. Hồi tháng 7, khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16, chú giảm 50% tiền phòng. Đến tháng 8 và tháng 9, chú miễn phí toàn bộ tiền nhà. Thấy nhiều người vẫn chưa thể đi làm lại sau 4 tháng giãn cách. Ngày 8/10, chú Tư lấy tiền của mình và nhờ con gái góp thêm. Nhằm tặng mỗi gia đình 200.000 đồng tiền mặt, kèm thêm quà. Không chỉ giúp hết những người trong khu trọ của mình. Chú còn lên danh sách hỗ trợ các hộ khó khăn trong các dãy nhà trọ cùng hẻm. Những nhà có trẻ con, người lớn tuổi, người thất nghiệp nhiều tháng qua đều được chú tặng quà.

Chú Tư Giản chỉ đang làm việc bản thân cho là đúng

Gặp phóng viên, chú Tư niềm nở ngồi trò chuyện. Năm nay chú đã 78 tuổi, mái tóc bạc trắng, dáng người mảnh khảnh nhưng đi lại nhanh nhẹn. Nhắc tới chuyện có nhiều người ngưỡng mộ vì chú giúp đỡ người thuê trọ suốt mấy tháng qua, chú Tư xua tay, nói: “Người ta khen quá, chứ tôi thấy việc mình làm cũng bình thường. Người thuê ở đây toàn công nhân, lao động chân tay. Dịch bệnh họ không đi làm được. Nhìn cảnh gia đình họ khó khăn vậy. Tôi đâu thể không giúp”. Sống ở dãy trọ kế bên nhà chú Tư, chị Trần Thị Ái Hoa thấy may mắn khi nhiều tháng qua được chú giúp đỡ.

“Từ khi dịch bùng phát, tôi chỉ ở nhà chăm con nhỏ hơn 1 tuổi. Chồng tôi là tài xế chở hàng cũng chỉ mới đi làm lại cách đây 1 tuần. Giữa lúc khó khăn, chú Tư đã nhiệt tình giúp đỡ dù chúng tôi không thuê nhà của chú. Nhiều người quanh đây đều biết ơn tấm lòng và sự nhiệt tình của chú”. Vị chủ trọ quan niệm sống không cần phải quá màng tới vật chất hay đòi hỏi nhiều thứ. Có bệnh cao huyết áp nhưng chú vui vì “thấy sức khỏe mình còn quá tốt với những người cùng tuổi”. Vợ mất từ lâu, chú không ở cùng các con mà sống ngay tại phòng đầu tiên của dãy trọ.

Trái tim đầy lòng nhân hậu của người chủ trọ già

Trong căn phòng rộng chừng 15 m2 chỉ có những món đồ đơn sơ được sắp xếp ngăn nắp. Chú tiếp khách ở bàn trà nhỏ, kê thêm hai chiếc ghế xếp vào sát tường. Cuối phòng là bếp ga và vài vật dụng để nấu ăn. Chú Tư tâm sự có lẽ do tuổi tác đã cao nên bản thân rất dễ xúc động. Khi kể về hoàn cảnh khó khăn của những người thuê nhà. Giọng chú run run, phải cố gắng để không rơi nước mắt.

Nhờ chú Tư Giản mà bà con đã có miếng ăn, chỗ ở qua mùa dịch
Nhờ chú Tư Giản mà bà con đã có miếng ăn, chỗ ở qua mùa dịch

“Trước đây, tôi đã từng rất khổ để kiếm từng đồng nuôi 6 đứa con ăn học nên rất thấu hiểu cái khổ của những người ở đây. Cái khổ ấy đã qua, tôi không tiện kể ra, nhưng nó giúp tôi đồng cảm với người khác. Mình đâu cần đợi khi giàu sang, dư giả mới giúp người. Tôi làm cái này là từ tâm nên có bao nhiêu giúp bấy nhiêu”.

Không sống chung nhưng các con vẫn thường qua lại thăm nom, mỗi lần chú có việc cần, các con đều có mặt. “Tôi mừng vì các con đều đã nên người, dù không giàu có nhưng đứa nào cũng sống thiện. Các con cũng chung tay với tôi để làm từ thiện thường xuyên. Tôi sống ở đây một mình nhưng có bà con bầu bạn, lỡ có chuyện gì là có người giúp ngay”.

Mọi người đều là gia đình đối với chú Tư Giản

Người đàn ông 78 tuổi tâm sự luôn coi những người thuê trọ như người nhà, và cả xóm trọ là “đại gia đình” của mình. Những ngày dịch bệnh khó khăn, ông vui mừng khi thấy mọi người đoàn kết, san sẻ với nhau nhiều hơn. Vì cảm mến sự nhiệt tình của vị chủ trọ, chị đã “đặt cọc” một phòng từ hồi khu trọ đang xây dở. Suốt nhiều tháng qua, chị mất việc, chồng là tài xế taxi cũng phải ở nhà vì lệnh cấm.

Đến đầu tháng 10, cả nhà chị khấp khởi khi nghe tin thành phố mở cửa, nhưng cuối cùng thất vọng vì vận tải hành khách chưa được hoạt động lại. “May có chú Tư giúp đỡ nên chúng tôi còn trụ được. Không chỉ giảm rồi miễn hết tiền phòng, chú còn nhiều lần bỏ tiền và kêu gọi thêm mạnh thường quân đóng góp để mua gạo, rau củ, trái cây tặng bà con xóm trọ quanh đây”. Là người ở lâu nhất tại đây, chị Phới đã quen với tính cách hiền lành và thương người của vị chủ trọ.

Tình thương được đáp trả

Cách đây hơn một tháng, có hai vợ chồng trong khu trọ bị nhiễm Covid-19 phải đi cách ly, chú Tư bật khóc vì lo lắng. Hôm phát tiền hỗ trợ, chú cũng ưu tiên gửi hai vợ chồng gấp đôi số tiền so với nhà khác. Biết chú có bệnh trong người nên vợ chồng chị cũng thường để ý quan tâm, nhắc chú ăn uống đúng bữa. Có nhiều lần, chú bỗng nhiên trở bệnh, chồng chị đều kịp thời đưa chú vào bệnh viện. “Chẳng ở đâu có người chủ nhà tốt như thế này. Chắc trừ khi mua được nhà riêng, chứ vợ chồng tôi chẳng chuyển đi đâu hết, chỉ muốn ở đây mãi thôi”, chị Phới nói.

Tình cảm chan chứa trong những con hẻm nhỏ

Đâu đó ở Sài Gòn vẫn luôn đầy ấp tình thương
Đâu đó ở Sài Gòn vẫn luôn đầy ấp tình thương

Ngồi cạnh chú Tư, anh Vũ Tuấn Khanh (hàng xóm) cho biết chú Tư là người sống tình cảm, đợt dịch vừa rồi, anh cùng chú Tư đã kêu gọi, hỗ trợ gạo mì, rau củ cho bà con. Dù chú Tư đã lớn tuổi nhưng hễ có việc gì giúp được mọi người là chú luôn hết mình. “Đợt dịch vừa rồi, mẹ anh cũng mất, thấy bà con khổ, thiếu ăn, anh với chú Tư chỉ muốn giúp đỡ để mọi người vượt qua giai đoạn khó khăn. Anh mong dịch bệnh sẽ qua, bà con sẽ có cuộc sống ổn định trở lại, đừng có mất mát, đau thương gì nữa”, anh Khanh xúc động.

Có lẽ đối với anh Khanh, chú Tư, việc được giúp đỡ, hỗ trợ mọi người đã trở thành niềm vui trong cuộc sống. Năm nay, chú Tư đã 78 tuổi, ở cái tuổi mà chú gọi là “chẳng còn ham muốn, danh vọng gì nữa”, nên động lực của chú mỗi ngày là được nhìn thấy những bà con xóm giềng được đủ cơm ăn, áo mặc. Ai có tiền giúp tiền, ai có công giúp công, mọi người cùng hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua đại dịch. Ở Sài Gòn, những điều nho nhỏ, tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong các con đường, ngõ hẻm. Vì Sài Gòn không thiếu tình yêu thương và sự bao dung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *