Người trẻ Nhật Bản đang có xu hướng trở về nông thôn để tìm kiếm cơ hội và xây dựng sự nghiệp nhiều hơn so với việc ở lại thành phố và phấn đấu. Nguyên nhân để dẫn tới tình trạng này có lẽ là do áp lực phát triển của thành phố đối với người trẻ là vô cùng lớn. Họ nhận được yêu cầu và sự kỳ vọng rất cao khi lựa chọn ở lại thành phố để phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Tuy nhiên dưới tác động của đại dịch, mọi thứ đã dường như trở nên khó khăn hơn để có thể hoàn thành. Chính lúc này những người trẻ của cường quốc châu Á đã lựa chọn cho mình lối đi mới.
Mục Lục
Những người trẻ Nhật Bản tạm biệt giấc mơ Tokyo
Kana Hashimoto (25 tuổi) từng chăm chỉ làm việc ở vị trí rất thấp trong công ty bảo hiểm tại Tokyo. Với ước mơ có một trang trại khi về hưu, theo The Washington Post. Sau đó, đại dịch ập đến và khiến Hashimoto thay đổi kế hoạch. Ở lại thành phố chăm chỉ kiếm tiền để vài chục năm nữa có cuộc sống yên bình nơi vùng quê không còn khả thi.
Hồi tháng 4, cô chuyển đến Minami-Aso, ngôi làng có khoảng 11.000 người ở miền Nam Nhật Bản. Tại đây cô hiện đảm nhận nhiều công việc cùng lúc. Như là làm nông, giúp phân phối nguyên liệu địa phương cho các nhà hàng gần đó, làm việc tại một cửa hàng súp miso và một spa suối nước nóng.
“Cuộc sống của tôi bây giờ hoàn toàn khác. Tôi không thể tưởng tượng được ngày mình trở về Tokyo nữa. Tôi thích khung cảnh thiên nhiên và cảm thấy khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng khi ở đây”.
Bỏ phố về quê
“Bỏ phố về quê” không còn xa lạ gì trên khắp thế giới. Nhưng ở những nơi có văn hóa làm việc cứng nhắc như Nhật Bản. Đại dịch dường như mang đến cơ hội hiếm có để mọi người xem xét lại lựa chọn, tương lai của chính mình. Tìm một công việc trọn đời trong các công ty, tập đoàn không phải là đích đến duy nhất của thành công. Về quê nuôi cá trồng rau trong bối cảnh khan hiếm cơ hội ở thành thị. Đây cũng là một giải pháp được nhiều người trẻ cân nhắc.
Ở Tokyo và các khu vực lân cận, mong muốn bỏ phố về quê trở nên mãnh liệt hơn. Với những người ở độ tuổi 20-30. Theo một cuộc khảo sát tháng 11 với hơn 10.000 người của một văn phòng chính phủ về tác động của đại dịch. Giới trẻ ngày nay đang tìm kiếm lựa chọn thay thế cho công việc trong công ty ở Tokyo. Nơi vốn nổi tiếng với văn hóa làm nhiều giờ, đi tàu điện ngầm chật chội. Các cuộc gặp gỡ với sếp trên bàn nhậu sau giờ làm và hệ thống phân cấp nghiêm ngặt.
Theo khảo sát, khoảng một phần ba số người trong độ tuổi 20-30 sống ở Tokyo cho biết. Nửa năm qua họ đã chuẩn bị để chuyển về vùng nông thôn sinh sống. Riêng với những người trong độ tuổi 20, 44,9% quan tâm đến việc rời phố về quê.
Xu hướng này đang tăng lên
Mặc dù các con số này không đại diện cho toàn bộ người trẻ của Nhật Bản. Nhưng chúng chỉ ra một xu hướng rất quan trọng đối với các vùng nông thôn của Nhật Bản. Nơi dân số đang thu hẹp nhanh chóng vì tỷ lệ sinh giảm.
Trong những năm gần đây, chính quyền các địa phương đã nỗ lực hồi sinh nông thôn để thu hút dân cư trẻ bằng cách thúc đẩy làm việc từ xa. Hay rao bán nhà ở với giá siêu rẻ. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng khuyên khích đầu tư vào các chương trình nhằm thu hẹp khoảng cách giữa thành phố và nông thôn.
Chịu áp lực xã hội khi đi ngược dòng
Ở một đất nước mà đa số người dân đều phấn đấu rời nông thôn để tìm kiếm cơ hội việc làm ở các thành phố lớn hơn. Những người như Hashimoto đang đi con đường ngược lại. Điều này đi kèm với không ít áp lực xã hội. Cha mẹ của Hashimoto rất sốc khi cô nói với họ về quyết định của mình.
Trước đó, gia đình đã gửi cô đến trường học ở Canada. Với kỳ vọng Hashimoto sẽ trở thành giám đốc điều hành công ty bảo hiểm toàn cầu, nối nghiệp cha cô trong ngành này. “Cha mẹ phản đối rất kịch liệt và tôi đã phải thuyết phục, đấu tranh rất nhiều. Tôi nghĩ rằng việc làm nông chắc chắn không nằm trong kế hoạch của cha mẹ tôi”, cô nói.
Ayaka Suita (30 tuổi) làm việc cho một công ty nhân sự ở Tokyo trước khi chuyển đến Tsuno-cho. Thị trấn có khoảng 10.000 dân thuộc tỉnh Miyazaki, miền Nam Nhật Bản. Hiện Suita làm việc cho một công ty khởi nghiệp. Cô giáo dục học sinh về cách sống bền vững và làm việc cho các chương trình “không carbon” của thị trấn.Suita đã luôn muốn chuyển ra khỏi Tokyo nhưng đại dịch cho cô cơ hội để nghiêm túc hơn với ý định này.
Ở Tokyo, Suita sẽ phải mất rất nhiều năm nếu muốn thăng chức. Nhưng hiện tại, cô đang tham gia các dự án mới và có cơ hội nâng cao kỹ năng, triển vọng nghề nghiệp.
Những khó khăn khi lựa chọn dịch chuyển
“Ở công ty Tokyo, người trẻ không dễ được trao cơ hội, nhưng ở các vùng nông thôn, bất kể độ tuổi nào cũng có rất nhiều cơ hội. Trước khi đến đây, tôi đã từ bỏ những thứ mà mình cho rằng sẽ khó lấy lại. Nhưng sau khi về quê, tiềm năng được mở rộng rất nhiều”.
Những người trẻ di chuyển đến các vùng nông thôn thường gặp khó khăn khi xây dựng quan hệ xã hội. Vì đa số cư dân cũ đều đã lớn tuổi. 6 tháng đầu tiên là giai đoạn khó nhất với Suita. Các tổ chức phi chính phủ đang nỗ lực giúp đỡ những người như Suita và Hashimoto. Giúp họ sớm hòa nhập với cuộc sống nông thôn.
Eri Otsu, giám đốc HERS (tổ chức phi chính phủ với mục tiêu giảm chênh lệch giới trong nông nghiệp), cho biết. Nhóm đã tăng cường các lớp học và hội thảo trực tuyến dành cho những phụ nữ muốn tìm hiểu cuộc sống, việc làm và nuôi dạy con cái ở vùng nông thôn Nhật Bản.
Trước đại dịch, tổ chức của Otsu đã nhận được nhiều câu hỏi từ những phụ nữ chán ngán cuộc sống thành thị. Hoặc bị kiệt sức với yêu cầu vừa làm việc vừa nuôi con ở Tokyo nên muốn tìm kiếm lối thoát. Nhưng những câu hỏi mà cô nhận được kể từ khi đại dịch diễn ra đã tích cực hơn. “Phụ nữ trẻ cảm thấy có động lực để theo đuổi ước mơ ở các vùng nông thôn. Chứ không đơn giản chỉ là chán ghét cuộc sống thành thị“.
Kết luận
Mọi thứ đã dịch chuyển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ hơn dưới tác động của đại dịch. Người trẻ Nhật Bản đã và đang dần tìm về với những cơ hội và giá trị thuần túy hơn. Mong rằng bài viết này đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích.